0
Tin tức

Khám phá tất cả những kiến thức và mẹo độc đáo của tủ lạnh mà bạn nên biết

Trong hầu hết các gia đình hiện nay, tủ lạnh là một trong những thiết bị điện thiết yếu để bảo quản thực phẩm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đôi lúc bạn sẽ gặp một số vấn đề nếu không nắm rõ kiến thức về tủ lạnh. Cùng Điện Lạnh Long Hào khám phá những thông tin và mẹo hay khi sử dụng tủ lạnh nhé!

Khám phá cấu tạo của tủ lạnh

Cấu tạo của một chiếc tủ lạnh cơ bản bao gồm có 4 thiết bị chính đó là:

- Dàn ngưng

- Máy nén (Block)

- Chất làm lạnh (Gas)

- Dàn bay hơi

Dàn ngưng

Đây là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Nhiệm vụ chính của thiết bị này là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng thường được chế tạo từ sắt, đồng và có cánh tản nhiệt. Thông thường, một đầu (đầu vào) của dàn ngưng được lắp vào đầu đẩy của dây nén, còn đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. 

Máy nén (Block)

Đa số tủ lạnh thường trang bị loại máy nén một hoặc hai pittong, sử dụng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông. Nhiệm vụ chính của thiết bị này là hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi. Đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó máy nén còn nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.

Chất làm lạnh

Đây là một loại chất lỏng dễ bay hơi được đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của chất làm lạnh ở mức khoảng -27 độ C (khoảng -32 độ C).

Dàn bay hơi

Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Dàn bay hơi làm nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Thiết bị này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.

Các vấn đề thường gặp của tủ lạnh và cách xử lý

Đối với các thiết bị điện sau một thời gian sử dụng rất khó có thể tránh khỏi một số những sự cố, vấn đề không mong muốn. Dưới đây là một số sự cố thường gặp của tủ lạnh và cách xử lý:

Tủ lạnh kém lạnh - không lạnh

Cách xử lý: 

- Kiểm tra nút điều chỉnh nhiệt độ và vặn lại nếu quá nhỏ

- Nạp thêm gas cho tủ lạnh

- Không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

- Gọi thợ đến sửa các lỗi về linh kiện bên trong như máy nén, thermic,...

Tủ lạnh phát ra tiếng ồn

Cách xử lý:

- Kiểm tra tủ lạnh đã được kê cân bằng hay chưa, nếu có tiếng rè rè thì có thể do các chân ghim lốc máy bị tuột hoặc bị lệch, trong trường hợp này nên cố định và kê lại chân máy. 

- Kéo tủ lạnh ra khỏi vị trí và nghe thấy tiếng ồn ở khu vực thấp hơn phía sau thì có thể đó là máy nén. Trường hợp này bạn nên gọi cho thợ sửa chữa để được hỗ trợ.

Đèn tủ lạnh không sáng

Cách xử lý: hãy kiểm tra phích cắm điện có bị tuột hay không. Bên cạnh đó, nếu máy vẫn chạy ổn định thì có thể bị kẹt công tắc hay bóng đèn bị cháy, bạn có thể gọi thợ sửa đến để thay bóng đèn mới.

Đèn sáng nhưng tủ lạnh không chạy

Cách xử lý: Cần làm sạch những cuộn dây dàn ngưng ở phía sau hoặc phía dưới tủ lạnh. Nếu tủ lạnh vẫn không hoạt động thì có thể do lỗi ở rơ le máy nén, bộ điều chỉnh nhiệt độ, máy nén hoặc bộ đếm thời gian rã đông. Những lỗi này bạn cần thợ sửa chữa xử lý để tránh rủi ro đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm:

Những mẹo tiết kiệm điện năng của tủ lạnh

Khi sử dụng các thiết bị điện đặc biệt là tủ lạnh, nếu sử dụng đúng cách không những có thể tiết kiệm tối đa điện năng của tủ lạnh mà còn gia tăng độ bền và tuổi thọ cho máy. Dưới đây là một số mẹo hay đơn giản:

- Vệ sinh dàn ngưng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để tránh bụi bẩn bám vào

- Không mở cửa tủ lạnh quá lâu để tránh hao phí điện năng

- Đảm bảo nhiệt độ hợp lý, nhiệt độ lý tưởng cho ngăn lạnh là 2 độ C - 4 độ C, ngăn đông là -15 độ C

- Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên, nếu phát hiện đệm cửa bị cong hoặc rách thì hãy thay mới vì đó chính là nguyên nhân hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài gây tiêu tốn điện năng

- Xả tủ ngăn đông định kỳ (đối với tủ lạnh đóng tuyết)

- Tránh xa nguồn nhiệt bằng cách không để tủ lạnh gần những thiết bị tỏa nhiệt như lò vi sóng. Bởi nó ảnh hưởng đến hoạt động của máy nén tủ lạnh.

- Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh làm cho máy nén hoạt động công suất ít hơn giúp tiết kiệm điện năng

- Lưu trữ vừa đủ thực phẩm trong tủ lạnh

- Sử dụng dung tích tủ lạnh nhỏ đối với gia đình ít người

- Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh tránh hơi nóng tỏa ra khiến máy nén phải hoạt động nhiều

- Tắt tính năng làm đá tự động nếu đã có đủ đá dùng

Thường xuyên bảo dưỡng tủ lạnh để kịp thời sửa chữa

Việc thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ là rất quan trọng. Việc bảo dưỡng tủ lạnh thường xuyên không những giúp bạn phát hiện ra vấn đề kịp thời để sửa chữa mà còn giúp thiết bị của bạn gia tăng tuổi thọ và độ bền. Hơn nữa, nếu tủ lạnh của bạn còn trong thời gian bảo hành thì rất có lợi.

Nếu không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng tủ lạnh của bạn sẽ ngày một già cỗi dẫn tới ảnh hưởng đến hệ thống làm mát. Điều này khiến cho tủ lạnh phải hoạt động năng suất cao hơn vừa gây tiêu tốn điện năng mà tủ lạnh càng dễ hỏng.

Điện Lạnh Long Hào - Đơn vị sửa chữa, thu mua thanh lý tủ lạnh cũ

Điện lạnh Long Hào là một đơn vị uy tín chuyên sửa chữa tủ lạnh tại nhà, thu mua bán tủ lạnh cũ. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh, chúng tôi có đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản, nhiệt tình trong công việc và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng hết mình.

Ngoài ra, đến với chúng tôi bạn không cần phải lo lắng về vấn đề giá cả cũng như chế độ hậu mãi sau khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và báo giá cụ thể nhất nếu bạn có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thu mua tủ lạnh nhé.

Hotline: 0912048842
zalo